Liệu pháp điều trị triệu chứng

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị nào có thể hoàn toàn phục hồi tổn thương tế bào thần kinh vận động do ALS gây ra hoặc chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, việc quản lý triệu chứng và áp dụng các biện pháp hỗ trợ có thể giúp làm cho cuộc sống của bệnh nhân trở nên dễ dàng hơn. Các chuyên gia y tế, bao gồm bác sĩ và nhóm chăm sóc đa ngành, sẽ đánh giá và đề xuất các phương pháp điều trị hỗ trợ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân.

Các Triệu Chứng Phổ Biến của ALS:

Bệnh nhân ALS có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Đau cơ
  • Mất ngủ
  • Chảy nước dãi
  • Khóc và cười không kiểm soát được
  • Suy giảm nhận thức
  • Vấn đề về dinh dưỡng

Quản lý những dấu hiệu này là quan trọng vì liệu pháp điều trị chỉ giúp cải thiện chúng mà không chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị triệu chứng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân ALS. Bệnh nhân mắc ALS nên được theo dõi thường xuyên các triệu chứng và phối hợp nhiều phương pháp để cải thiện triệu chứng.

ĐIều trị giảm đau

Điều trị cơn đau trong bệnh ALS thường đòi hỏi sự phối hợp đa phương diện để giảm nhẹ và kiểm soát cảm giác đau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

  • Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen hoặc các loại thuốc opioid để giảm cơn đau trong bệnh ALS. Các loại thuốc này có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Liệu Pháp Vật Lý: Các biện pháp vật lý như massage, vận động cơ bắp, thực hành yoga hoặc hồi hướng tâm trí, vật lý trị liệu, châm cứu, xoa bóp có thể giúp giảm cơn đau.
  • Sử Dụng Thiết Bị Hỗ Trợ: Các thiết bị hỗ trợ như gối đỡ, hoặc miếng đệm cũng có thể giúp giảm đau và tăng cường sự thoải mái khi nằm hoặc ngồi.

Điều trị chứng mất ngủ

Mất ngủ có thể là một vấn đề phổ biến đối với bệnh nhân ALS, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như không thoải mái về cơ, các vấn đề hô hấp, lo lắng và căng thẳng. Việc cải thiện chất lượng giấc ngủ có thể đạt được qua việc quản lý các triệu chứng liên quan (hô hấp, chứng khóc cười không kiểm soát) và tư vấn tâm lý.

Điều trị triệu chứng chảy nước dãi

Vấn đề chảy nước dãi xuất phát từ sự liệt cơ mặt, dẫn đến khó khăn trong việc điều khiển miệng và lưỡi. Một số bệnh nhân có thể phát hiện triệu chứng này ở giai đoạn đầu.

Sử dụng thuốc kháng cholinergic là phương pháp đầu tiên trong việc điều trị chảy nước dãi. Lựa chọn thuốc của từng cá nhân nên được điều chỉnh theo yếu tố bệnh nhân. Nếu một loại thuốc kháng cholinergic không hiệu quả, nên cân nhắc chuyển sang loại thuốc kháng cholinergic khác.

Điều trị triệu chứng khóc cười không kiểm soát

Khi bệnh nhân đối mặt với chứng khóc cười không kiểm soát, điều này có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và gây cản trở trong việc tham gia xã hội. Bệnh nhân và gia đình cần được hiểu rằng rằng chứng khóc cười không kiểm soát là một triệu chứng của ALS và không nhất thiết là triệu chứng của bệnh trầm cảm hoặc suy giảm nhận thức.

Triệu chứng này là ảnh hưởng của giả hành não và không cần điều trị trừ khi nó gây khó chịu cho bệnh nhân. Nếu cần phải điều trị, các loại thuốc có thể điều trị đồng thời các triệu chứng đi kèm (ví dụ: amitriptyline để điều trị ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm trạng, SSRI để điều trị trầm cảm) có thể được bác sĩ xem xét.

Liệu pháp cho “suy giảm nhận thức trong ALS”

ALS không chỉ là một bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn có thể gây ra suy giảm nhận thức, thường gặp nhất là ở vùng trán. Điều này khác biệt so với bệnh Alzheimer và có thể dẫn đến những thay đổi trong tính cách và hành vi, như sự mất kiểm soát về cảm xúc, tạo nên gánh nặng cho gia đình và người chăm sóc, đồng thời gây khó khăn trong việc điều trị.

Một số phương pháp điều trị phổ biến:

  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể được sử dụng để giảm thiểu các triệu chứng liên quan đến suy giảm nhận thức và tình cảm.
  • Đào Tạo Người Chăm Sóc: Cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết cho người chăm sóc để họ có thể hiểu và ứng phó tốt hơn với các thay đổi về hành vi và nhận thức của bệnh nhân.
  • Liệu Pháp Hành Vi: Sử dụng các kỹ thuật như xây dựng cộng đồng, quản lý căng thẳng và kỹ năng giao tiếp để giúp bệnh nhân và gia đình xử lý các cảm xúc phức tạp và căng thẳng.
  • Hỗ Trợ Tâm Lý: Hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý hoặc thông qua các nhóm hỗ trợ có thể giúp bệnh nhân và gia đình đối mặt với các thách thức tâm lý do suy giảm nhận thức gây ra.

Quản lý dinh dưỡng

Trong bệnh lý ALS, nghiên cứu cho thấy việc chuyển hóa tăng và trọng lượng cơ thể giảm ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến tiên lượng sống của bệnh nhân. Dinh dưỡng là vấn đề quan trọng cần thiết cho bệnh nhân ALS để duy trì cuộc sống lâu dài nhất. Những liệu pháp hỗ trợ bệnh nhân ALS có thể kể đến như:

Theo dõi và đặt ống nuôi ăn qua đường ruột (PEG): Cần theo dõi tình trạng dinh dưỡng theo cân nặng và chỉ số BMI 3 tháng một lần và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có quyết định đặt ống nuôi ăn qua đường ruột

Ban biên tập

Bài viết khác

Điều trị bệnh ALS

Chẩn đoán sớm bệnh lý ALS

Trung bình, quá trình từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên cho đến khi được chẩn đoán chính xác mất khoảng 8-15 tháng. Sự trì hoãn này phần lớn do sự đa dạng trong triệu chứng và tiến triển của bệnh, cũng như khó khăn trong việc xác định nguyên nhân chính xác gây ra các triệu chứng.
Điều trị bệnh ALS

Chứng khó nuốt trong ALS

Trong bệnh lý ALS, khi các triệu chứng tiến triển, chứng khó nuốt do yếu cơ và suy hô hấp sẽ xuất hiện. Vì là bệnh tiến triển nhanh nên cần đánh giá liên tục và thường xuyên mức độ suy giảm chức năng và làm việc với các chuyên gia y tế để đưa ra các biện pháp tốt hơn. Ngay cả khi chứng khó nuốt xuất hiện, vẫn có thể duy trì hứng thú ăn uống trong thời gian dài bằng cách nghĩ ra các dạng thức ăn và thực hiện các bài tập phục hồi chức năng.
 
Điều trị bệnh ALS

Quản lý dinh dưỡng cho bệnh nhân ALS

Quản lý dinh dưỡng là một phần quan trọng của việc chăm sóc bệnh nhân ALS, từ việc tăng cường calo đến việc sử dụng ống tiêm dinh dưỡng ở giai đoạn sau của bệnh. Mục tiêu là duy trì trọng lượng cơ thể và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.
Điều trị bệnh ALS

Rối loạn giao tiếp trong ALS

Nhiều người mắc ALS gặp khó khăn khi nói vì căn bệnh này ảnh hưởng đến cơ hành tủy của họ. Các cơ hành tủy chịu trách nhiệm kiểm soát các cơ sử dụng cho giọng nói và khi bị ảnh hưởng bởi ALS, con người thường gặp khó khăn trong việc tạo ra âm thanh, nói các cụm từ ngắn và phát âm từ một cách chính xác.

Điều trị bệnh ALS

Thay đổi nhận thức và hành vi ở bệnh nhân ALS

Nghiên cứu mới nhất đã mở rộng hiểu biết khi chỉ ra rằng bệnh không chỉ làm suy yếu chức năng cơ bắp mà còn gây ảnh hưởng đến các khía cạnh nhận thức và hành vi của bệnh nhân.