Thay đổi nhận thức và hành vi ở bệnh nhân ALS

Bệnh xơ cột bên teo cơ (ALS) đã rất nhiều năm được coi là một rối loạn vận động đơn thuần, là căn bệnh được biết đến với các tiến triển về chức năng vận động. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất đã mở rộng hiểu biết khi chỉ ra rằng bệnh không chỉ làm suy yếu chức năng cơ bắp mà còn gây ảnh hưởng đến các khía cạnh nhận thức và hành vi của bệnh nhân.

Phạm Vi Ảnh Hưởng của ALS:

Ước tính đến gần một nửa số bệnh nhân sống chung với ALS có biểu hiện thay đổi trong suy nghĩ và hành vi. Mặc dù một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ này có thể lên đến 60%, 75%(3,4) nhưng nhìn chung hầu hết các  nghiên cứu cũng chỉ ra con số 50% là tỉ lệ bệnh nhân ALS sẽ trải qua một số thay đổi trong suy nghĩ hoặc hành vi(1). Những thay đổi này không nhất thiết xuất hiện ở tất cả mọi người mắc bệnh nhưng thường gặp ở giai đoạn nặng hơn của bệnh.

Phương Pháp Chẩn Đoán Suy Giảm Nhận Thức và Hành Vi trong ALS:

Thang đo đánh giá nhận thức và hành vi cho bệnh nhân ALS của Edinburgh (sau đây được gọi là ECAS)(2), cũng là một thang đo thường được sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá tình trạng suy giảm vận động ở ALS. ECAS đánh giá thay đổi về nhận thức và hành vi trên 5 lĩnh vực nhận thức: ngôn ngữ, khả năng nói trôi chảy, điều hành, trí nhớ và miền không gian thị giác.

Sự suy giảm hành vi cũng  có thể được đánh giá bằng cách sử dụng Chỉ số hành vi Beaumont (BBI), chỉ số này đánh giá trên những thay đổi trong hành vi bao gồm sự thờ ơ, bốc đồng, mất kiềm chế, biểu hiện tâm thần và rối loạn điều hành hành vi.

Các Biểu Hiện Cụ Thể của Suy Giảm Nhận Thức và Hành Vi trong ALS:

Suy giảm nhận thức và suy giảm hành vi đặc hiệu ALS thường gặp hơn ở giai đoạn bệnh nặng. Ở những giai đoạn cuối của bệnh ALS, chỉ còn một tỷ lệ rất nhỏ bệnh nhân ALS không bị suy giảm tâm lý thần kinh. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là sự suy giảm này chỉ xuất hiện ở những giai đoạn sau, những biểu hiện suy giảm nhận thức và hành vi đã bắt đầu xuất hiện nhẹ ở những giai đoạn đầu. Do đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng, sự sự thay đổi và hành vi cũng nên được đưa vào là một trong các tiêu chuẩn đế đánh giá giai đoạn của bệnh nhân ALS.

Biểu hiện của sự thay đổi nhận thức và hành vi trong ALS

Nhiều biểu hiện khác nhau tùy vào từng cá thể người ALS, tuy nhiên có một số biểu hiện về nhận thức và hành vi ở bệnh nhân ALS thường xuất hiện dưới đây:

  • Có xu hướng tự chủ mạnh mẽ.
  • Cố gắng chinh phục hoặc kiểm soát mọi thứ.
  • Tức giận, trở nên hung dữ.
  • Thờ ơ, thiếu quan tâm đến người khác, giảm quan tâm đến cảm xúc và nhu cầu của người khác.
  • Không có khả năng tập trung hay chuyển sự tập trung.
  • Bốc đồng, có thể thể hiện hành vi không thích hợp với độ tuổi của họ hoặc không tương xứng với tình huống.
  • Thiếu kiềm chế trong hành vi.
  • Viết hoặc nói các từ sai thứ tự hoặc không đúng ngữ pháp: Gặp khó khăn trong việc sắp xếp các từ và cấu trúc ngữ pháp đúng.
  • Mất khả năng phán đoán và đưa ra quyết định: Bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định hoặc thay đổi quyết định liên quan đến quan điểm trước đây.
  • Biểu hiện của sự thay đổi nhận thức và hành vi trong ALS

Tiếp Cận Đa Ngành trong Điều Trị ALS:

Tiếp cận đa ngành được đề xuất để quản lý các thách thức liên quan đến sự thay đổi nhận thức và hành vi, cần sự hợp tác giữa bác sĩ thần kinh và chuyên gia tâm lý. Không có thuốc đặc hiệu cho việc điều trị suy giảm nhận thức hoặc hành vi trong ALS; do đó, việc chẩn đoán và can thiệp sớm là quan trọng.

Kết Luận:

Sự suy giảm nhận thức và hành vi trong bệnh ALS yêu cầu sự nhận thức và can thiệp kịp thời để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên gia y tế và sự hỗ trợ từ gia đình là chìa khóa để quản lý hiệu quả các thách thức này trong hành trình điều trị bệnh.

Tài liệu tham khảo

(1) Caga J, Hsieh S, Lillo P, Dudley K and Mioshi E (2019) The Impact of Cognitive and Behavioral Symptoms on ALS Patients and Their Caregivers. Front. Neurol. 10:192. doi: 10.3389/fneur.2019.00192
(2) Crockford C, Newton J, Lonergan K, et al. ALS-specific cognitive and behavior changes associated with advancing disease stage in ALS[J]. Neurology, 2018, 91(15): e1370–e1380. doi: 10.1212/WNL.0000000000006317
(3) Caga J, Devenney E, Huynh W, Zoing MC, Ahmed RM and Kiernan MC (2021) Illness Cognitions in ALS: New Insights Into Clinical Management of Behavioural Symptoms. Front. Neurol. 12:740693. doi: 10.3389/fneur.2021.740693
(4) Montuschi A, Iazzolino B, Calvo A, Moglia C, Lopiano L, Restagno G, et al.. Cognitive correlates in amyotrophic lateral sclerosis: a population-based study in Italy. J Neurol Neurosurg Psychiatry. (2015) 86:168–73. 10.1136/jnnp-2013-307223

Ban biên tập

Bài viết khác

Điều trị bệnh ALS

Mở thông dạ dày qua da

Điều trị bệnh ALS

Chẩn đoán sớm bệnh lý ALS

Trung bình, quá trình từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên cho đến khi được chẩn đoán chính xác mất khoảng 8-15 tháng. Sự trì hoãn này phần lớn do sự đa dạng trong triệu chứng và tiến triển của bệnh, cũng như khó khăn trong việc xác định nguyên nhân chính xác gây ra các triệu chứng.
Điều trị bệnh ALS

Liệu pháp điều trị triệu chứng

Có nhiều triệu chứng khác nhau xuất hiện ảnh hưởng đến bệnh nhân ALS. Điều trị các triệu chứng này là rất quan trọng để duy trì chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Khi điều trị bệnh, bác sĩ sẽ xem xét liệu các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân như thế nào và có hướng điều trị phù hợp.
 
Điều trị bệnh ALS

Chứng khó nuốt trong ALS

Trong bệnh lý ALS, khi các triệu chứng tiến triển, chứng khó nuốt do yếu cơ và suy hô hấp sẽ xuất hiện. Vì là bệnh tiến triển nhanh nên cần đánh giá liên tục và thường xuyên mức độ suy giảm chức năng và làm việc với các chuyên gia y tế để đưa ra các biện pháp tốt hơn. Ngay cả khi chứng khó nuốt xuất hiện, vẫn có thể duy trì hứng thú ăn uống trong thời gian dài bằng cách nghĩ ra các dạng thức ăn và thực hiện các bài tập phục hồi chức năng.
 
Điều trị bệnh ALS

Quản lý dinh dưỡng cho bệnh nhân ALS

Quản lý dinh dưỡng là một phần quan trọng của việc chăm sóc bệnh nhân ALS, từ việc tăng cường calo đến việc sử dụng ống tiêm dinh dưỡng ở giai đoạn sau của bệnh. Mục tiêu là duy trì trọng lượng cơ thể và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.